Kể từ khi ra mắt, dự án “Dấu hiệu Lừa đảo” đã trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm, sự lan tỏa của dự án lần này đã tạo cảm hứng cho nhiều Nhà sáng tạo nội dung trên Youtube. Từ đó, nhiều Youtuber đã sản xuất ra các video có nội dung dựa trên các tình huống lừa đảo điển hình và có thật, được nhiều người dân cảnh báo về NCSC (Người dùng có thể xem video tại các link cuối bài viết)
Đồng hành cùng Google và NCSC giúp người dân dễ dàng nhận biết chiêu trò lừa đảo, chiến dịch lần này còn có sự góp sức của nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng. Các nhà sáng tạo nội dung YouTube như Anh Thám Tử, Hay Online, Thám tử Nhí, Bà Lão Thám Tử; hay các nhóm sáng tạo BabyKopo Home, Rikaki Gaming, Dalin Vlog, và nhóm Hài độc thoại Saigon Tếu đã sáng tạo ra các video và bài biết với chủ đề xoay quanh các tình huống lừa đảo thường xảy ra trong thực tế, song vẫn còn nhiều người dân chủ quan và cả tin dẫn tới việc bị mắc bẫy của kẻ lừa đảo.
Người dân cần làm gì để không trở thành nạn nhân của lừa đảo mạng
Trong Chương trình “Việt Nam hôm nay” phát sóng hàng ngày trên kênh VTV1, nhiều người dân đã được phỏng vấn và trải nghiệm các bài kiểm tra dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm trên website dauhieuluadao.com. Họ cho biết rằng, trong thực tế, họ đã từng gặp các tình huống lừa đảo được đề cập trên dauhieuluadao.com ít nhất một lần.
Các hình thức nhận dạng lừa đảo được đề cập đến bao gồm: Thẻ quà tặng; Tin tốt bất ngờ như trúng thưởng giải đặc biệt; Yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại hay email từ đại diện cơ quan chức năng; Liên hệ từ một bên cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước mà bạn đang sử dụng; Tin nhắn giả mạo từ tài khoản mạng xã hội của người thân yêu cầu nạp tiền, nạp thẻ điện thoại, hay chuyển khoản.
Nhấn mạnh rằng việc bảo vệ an toàn thông tin cho người dùng luôn là ưu tiên hàng đầu, đại diện Google châu Á Thái Bình Dương cho biết, bên cạnh việc xây dựng và thiết kế các sản phẩm an toàn theo mặc định, Google cũng tích cực hợp tác với các tổ chức tại Việt Nam để trang bị và đào tạo kiến thức an toàn thông tin cho người dùng ở nhiều độ tuổi.
Lừa đảo trực tuyến thực chất không phải là một vấn đề mới, nhưng quá trình bảo đảm an toàn thông tin luôn là một công cuộc nỗ lực làm mới bởi công nghệ mỗi ngày một thay đổi. Bởi vậy, để ngăn chặn được tình trạng lừa đảo trực tuyến đang diễn ra mỗi ngày thì điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức và kiến thức về lừa đảo trực tuyến cho mỗi người dân.
Xem các video về dự án “Dấu hiệu lừa đảo” tại:
Theo Khonggianmang