1. Lợi ích của tiêm vắcxin phòng bệnh ?
Thế giới đánh giá Việt Nam là nước thành công rất lớn trong việc thực hiện tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Lợi ích của tiêm vắcxin phòng bệnh: trẻ không bị mắc bệnh đã được tiêm phòng nên tránh được tử vong hoặc di chứng tàn tật; gia đình không tốn tiền bạc, thời gian, công sức chăm sóc con bệnh; không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng gia tăng; kinh tế gia đình, cộng đồng, xã hội có điều kiện phát triển.
2. Hiện nay có mấy loại bệnh được tiêm phòng vắcxin miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở tỉnh ta ? Có 5 hoặc 6 hoặc 7 hoặc 8 loại ?
HIện nay có 8 loại.
3. Hãy kể tên 4 loại vắcxin trong 8 loại trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở tỉnh ta?
Lao, Viêm gan B, Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm màng não mũ do Hib và Sởi.
4. Trẻ trong độ tuổi nào được tiêm chủng mở rộng?
Trẻ sơ sinh đến đủ 18 tháng.
5. Vì sao phải tiêm vắcxin BCG ngừa Lao cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh?
Vì tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn Lao ở nước ta khá cao (khoảng gần 50% và tỉ lệ mắc bệnh Lao phát hiện được 140 người/100.000 dân) và khó biết ai đang mắc bệnh Lao (có thể là người thân hoặc cả cán bộ y tế) nên cần tiêm phòng vắcxin ngừa Lao cho trẻ càng sớm càng tốt.
6. Vì sao phải tiêm vắcxin ngừa viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh ?
Vì tỉ lệ người nhiễm virút viêm gan B ở nước ta khá cao (có khoảng 20% dân số và là bệnh rất hay lây) và trẻ mới sinh ra có rất nhiều nguy cơ bị lây nhiễm (qua đường máu) từ mẹ sang con, từ môi trường bệnh viện (chăm sóc rốn, thay băng), tiêm thuốc, truyền dịch… nên tiêm phòng vắcxin viêm gan B cho trẻ càng sớm càng tốt.
7. Tại sao phải khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm vắcxin ?
Để biết trẻ có dị tật hoặc mắc bệnh gì trước đó không và bệnh đó có chống chỉ định tiêm loại vắcxin nào hay không. Trong trường hợp trẻ có dị tật hoặc mắc bệnh không được tiêm loại vắcxin nào thì phải giải thích rõ cho bà mẹ biết.
8. Nếu đến thời gian tiêm vắcxin mà trẻ bị bệnh, bị sốt thì bà mẹ nên làm gì ?
Nên đưa trẻ đến điểm tiêm và chủ động khai báo tình trạng bệnh của trẻ để thầy thuốc khám và quyết định. Nếu trẻ đang bị bệnh và không tiêm được vắcxin lần này thì sẽ tiêm vào lần sau cũng sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến việc phòng bệnh cho trẻ sau này.
9. Sau khi bé được tiêm vắcxin xong bà mẹ làm gì ?
Bà mẹ nên cùng bé ngồi lại trong vòng 30 phút vì những phản ứng mạnh thường sẽ xảy ra trong khoảng thời gian 30 phút sau tiêm vắcxin. Nếu có phản ứng xảy ra sẽ được thầy thuốc xử lý kịp thời.
10. Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắcxin thường gặp mà bà mẹ cần phải biết ?
Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vacxin thường gặp: sốt; sưng, nóng, đau chỗ tiêm, trẻ mệt; trẻ biếng ăn; quấy khóc; nổi ban. Thường trẻ sẽ trở lại bình thường trong vòng 24 – 48 giờ, nếu phản ứng kéo dài đưa trẻ đi khám ngay.
11. Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắcxin hiếm gặp mà bà mẹ cần phải biết để đưa trẻ đi khám ngay ?
Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắcxin hiếm gặp: là những phản ứng mạnh như: trẻ khóc thét liên tục, sốt rất cao,trẻ khó thở; da, môi tím tái; co giật (hoặc gồng cứng cơ từng cơn)… cần đưa trẻ đi khám ngay.
12. Làm gì khi trẻ bị sốt ?
Cho bé uống paracetamol 15mg/kg thể trọng x 4 lần/ngày để giảm sốt, nếu sốt kéo dài có thể lau mát thêm cho bé.
13. Làm gì khi trẻ bị đỏ, đau nơi tiêm ?
Cho bé uống paracetamol 15mg/kg thể trọng x 4 lần/ngày để giảm đau.
14. Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ?
Tháng tuổi |
Vắc-xin cần tiêm |
Mũi tiêm/uống |
Sơ sinh (càng sớm càng tốt) |
- BCG (phòng lao) |
- 1 mũi |
2 tháng |
- Bại liệt |
- Bại liệt lần 1 |
3 tháng |
- Bại liệt |
- Bại liệt lần 2 |
4 tháng |
- Bại liệt |
- Bại liệt lần 3 |
9 tháng |
- Sởi (mũi 1) |
- Mũi 1 khi trẻ đủ 9 |
18 tháng |
- Sởi (mũi 2) |
- Mũi 2 tiêm khi trẻ 18 |
Trung tâm Truyền thông GDSK